11 lệnh cấm nhựa sử dụng một lần tại các quốc gia trên Thế giới

11 lệnh cấm nhựa sử dụng một lần tại các quốc gia trên Thế giới

Nhựa là một trong những phát minh hữu ích nhất của nhân loại, đặc biệt về độ bền của vật liệu. Ở một góc nhìn khác thì chính tuổi thọ đáng nể của nhựa lại chính là nguyên nhân tạo nên những vấn đề đáng lo ngại cho toàn cầu.

Nhựa dùng một lần được sử dụng rộng rãi như một giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn sử dụng, thay thế cho các vật liệu có thể tái sử dụng khác. Những vật liệu như chai lọ, dao, hộp nhựa đựng thức ăn, cốc cà phê, túi nhựa và ống hút nhựa rất được ưa chuộng vì khả năng tiện dụng của chúng, bất chấp việc chúng có tác động rất lớn tới môi trường.

Các hạt vi nhựa là những mảnh nhựa nhỏ có kích thước dưới 5mm, nhưng lại có sức tàn phá đặc biệt. Vi nhựa được tìm thấy rất nhiều ở đại dương, sông ngòi và cả trong thực phẩm hàng ngày của chúng ta. Vi nhựa không bị phân hủy sinh học nên những mảnh nhỏ này sẽ lưu thông “vô thời hạn” trong môi trường. Bên cạnh đó, các mảnh nhựa lớn cũng gây hại cho các sinh vật biển bằng việc gây tắc nghẽn tại một bộ phân bất kì.

Liên hợp quốc tiết lộ vào tháng 5 năm 2019 rằng đã có 180 quốc gia đã cam kết giúp giảm lượng nhựa trong đại dương. Dưới đây cùng điểm lại 11 lệnh cấm nhựa ấn tượng nhất:

  1. Mỹ – Cấm vi nhựa

Năm 2015, Mỹ đã cấm sử dụng microbead nhựa trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Một số quốc gia khác bao gồm Vương quốc Anh, Canada, Đài Loan và New Zealand cũng đã cấm sử dụng microbead trong các sản phẩm tẩy rửa. Có nhiều lựa chọn thay thế tự nhiên cho microbead trong các sản phẩm mỹ phẩm. Một số công ty đã chuyển sang sử dụng các chất tẩy tế bào chết tự nhiên như bột yến mạch, muối biển, quả mơ và thậm chí cả vỏ dừa.

    2. Úc – Cấm túi nilon

Bang Victoria đã ra sắc lệnh cấm bán túi nilon. Tất cả các nhà bán lẻ sẽ bị phạt nếu cung cấp túi nhựa cho khách hàng.

3. Mexico – Cấm túi nilon

Thành phố Mexico đã ban hành lệnh cấm túi nhựa, hạn chế tất cả các đơn vị kinh doanh (trừ các đơn vị cung cấp thực phẩm cần điều kiện bảo quản nghiêm ngặt).

4. Canada – Cấm túi nilon

Ở Canada, cơ sở hạ tầng đang được triển khai trên toàn quốc nhằm giảm rác thải nhựa. Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố vào năm ngoái rằng nước này sẽ đặt mục tiêu cấm các loại nhựa sử dụng một lần “có hại” vào năm 2021. Trudeau cho biết trong một tuyên bố: “ Là cha mẹ, chúng ta rất mong muốn đưa con mình đi biển và chúng ta cần có một bãi biển không có ống hút, xốp hoặc chai lọ.

  5. Thái Lan – Cấm túi nilon

Thái Lan đã khởi động năm mới bằng lệnh cấm túi nhựa dùng một lần tại các cửa hàng và siêu thị lớn. Một chiến dịch quốc gia do chính phủ và các nhà bán lẻ phối hợp nhằm mục đích ban hành lệnh cấm hoàn toàn vào năm 2021. Năm ngoái, một số động vật đã được phát hiện có nhựa trong hệ thống tiêu hóa của chúng, điều này càng làm tăng quyết tâm giảm thiểu chất thải của đất nước.

6. EU – Cấm nhựa sử dụng một lần

Năm 2018, EU đã cấm 10 loại nhựa dùng một lần bao gồm Styrofoam và ống hút dùng một lần. Các nhà sản xuất các sản phẩm nhựa khác—bao gồm chai và cốc nước—cũng đã có quy định nghiêm ngặt hơn và tất cả các chai nước bằng nhựa sẽ phải chứa 30% hàm lượng tái chế vào năm 2030. Lệnh cấm có hiệu lực vào năm 2021.

7. Rwanda – Cấm túi nilon

Là một phần trong quá trình phục hồi của Rwanda sau nạn diệt chủng vào những năm 1990, chính phủ nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường – bao gồm lệnh cấm túi nhựa sử dụng một lần. Lệnh cấm của Rwanda đặc biệt đáng chú ý vì nó cấm sản xuất, sử dụng, nhập khẩu và bán túi đựng dùng một lần. Vi phạm sẽ bị phạt tiền và trong một số trường hợp thậm chí là án tù.

    8. California – Cấm ống hút và túi nhựa

California là bang đầu tiên cấm túi nhựa dùng một lần vào năm 2014 và là bang đầu tiên thực hiện lệnh cấm một phần ống hút nhựa vào năm 2018. Tại Mỹ, hơn 470.000 người đã ký đơn thỉnh cầu yêu cầu Target từ bỏ túi nhựa vĩnh viễn. Cả IKEA và Costco đều đã ngừng cung cấp túi nhựa tại máy tính tiền.

9. Kenya – Cấm túi dùng một lần

Hàng chục triệu túi nhựa đã được phân phát cho khách hàng siêu thị mỗi năm ở Kenya trước lệnh cấm vào năm 2017. Những chiếc túi bị vứt bỏ đã gây ô nhiễm môi trường địa phương và là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt do tắc nghẽn cống thoát nước. Lục địa châu Phi là nơi hầu hết các quốc gia đã đưa ra lệnh cấm sản xuất và sử dụng túi nhựa.

     10. Anh – Cấm ống hút

Vào năm 2015, Anh đã cùng với xứ Wales và Bắc Ireland bổ sung mức phí 5p cho túi vận chuyển trong các siêu thị và cửa hàng lớn. Các lệnh cấp tiếp theo về túi đựng nhẹ và hộp đựng thực phẩm dùng một lần sẽ được làm rõ và triển khai trước tháng 12 năm 2024. Trong 5 năm tới, chính sách về nhựa sử dụng một lần sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Lệnh cấm ống hút nhựa, tăm bông và que khuấy được công bố lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2018, có hiệu lực vào tháng 4 năm 2020. Chính phủ xứ Wales cho biết xứ Wales đặt mục tiêu không rác thải vào năm 2050. Quốc gia này cũng sẽ loại bỏ dần dần tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và có kế hoạch trở thành nơi dẫn đầu thế giới về tái chế.

  11. Bangladesh – Cấm túi nhựa

Chính phủ Bangladesh là quốc gia đầu tiên đưa ra lệnh cấm hoàn toàn đối với túi nilon vào năm 2002. Điều này diễn ra sau thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra do túi nhựa đã nhấn chìm hơn 2/3 diện tích đất nước.

Bangladesh cũng đã tạo ra một loại vật liệu thay thế tự nhiên và sinh lợi cho nhựa. Một nhà khoa học đã tìm ra cách biến đay – loại sợi thực vật dùng để làm bao bố – thành vật liệu giống nhựa. Các túi mới có khả năng phân hủy sinh học và tái chế .