Trong báo cáo về thương mại chất thải cuối cùng của chúng tôi , chúng tôi đã nhấn mạnh cách các nước OECD * về việc tiếp tục gửi rác thải nhựa (RTN) đến các nước không thuộc OECD. Điều này có nghĩa là các nước phát triển hơn đang gửi chất thải của họ sang các nước kém phát triển hơn.
Trong tháng này, chúng tôi đang xem xét lại hoạt động buôn bán chất thải giữa khu vực giàu thứ hai trên thế giới (EU-Vương quốc Anh) và một quốc gia tiếp nhận – Việt Nam. Ô nhiễm nhựa đang là vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam lại là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo một nghiên cứu năm 2015, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về rác thải nhựa được quản lý sai cách. Các ước tính chỉ ra rằng Việt Nam tạo ra 1.800 nghìn tấn chất thải nhựa hàng năm, trong đó chỉ 27% được tái chế . Phần rác thải nhựa còn lại thường trôi ra biển, sông, và thậm chí cả những cánh đồng lúa dọc theo đồng bằng sông Cửu Long, nơi RTN được đốt hoặc chôn lấp vì không có giải pháp tái chế hoặc xử lý hữu hiệu.
Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp ,với lúa và rau màu là nguồn thu nhập chính, các cây nông nghiệp được tưới tiêu bởi các kênh/rạch bện của sông Mekong. Hoạt động nông nghiệp như vậy đã tạo ra một lượng rác thải nhưạ lớn đặc biệt các thùng nhựa đựng thuốc trừ sâu và phân bón, cũng như chất độc thải ra từ các cánh đồng – tất cả đều là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Trong khi Việt Nam chật vật tìm ra các giải pháp cho RTN của chính mình, thông qua các trung tâm thu gom chất thải nguy hại và yêu cầu ban hành lệnh cấm đốt, thì Anh và các quốc gia trong Liên minh Châu Âu tiếp tục vận chuyển rác thải nhựa bị ô nhiễm của họ đến các bờ biển của Việt Nam.
Trong 5 năm qua, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 634,8 nghìn tấn chất thải nhựa từ Liên minh Châu Âu và 84,3 nghìn tấn nữa từ Vương quốc Anh. Đây chỉ là những con số tìm được trong báo cáo chính thức. Bất chấp việc sửa đổi bổ sung chất thải nhựa của Công ước Basel quy định rất chặt chẽ trong việc buôn bán RTN, các đơn vị khác vẫn tiếp tục tìm ra các kẽ hở để lách luật.
Vào tháng 11 năm 2021, 10 tổ chức phi chính phủ bao gồm Mạng lưới Hành động Basel (BAN) và Tổ chức Hòa bình Xanh đã nhận được thông tin về một con tàu COSCO Pride được chất đầy 37 container RTN từ Đức . Dự định ban đầu của con tàu là đến Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên do nhà nhập khẩu bị mất giấy phép sau chiến dịch trấn áp nhập khẩu nhựa bẩn và hỗn hợp của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, lô hàng này sau đó được chuyển hướng đến Hải Phòng, Việt Nam. Các tổ chức phi chính phủ đã gửi thư cảnh báo tới các cơ quan quản lý lô hàng chất thải và đại diện của COSCO Shipping tại Piraeus, một cảng của Hy Lạp, và có thể dừng chuyến hàng đang vận chuyển. Nhưng sau đó, 16 container COSCO chất thải nhựa của Đức, tương tự bị Thổ Nhĩ Kỳ từ chối, đã được gửi đến Hải Phòng. Có ít nhất 80 container nữa được cho là bị mắc kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến các hãng tàu COSCO, Sealand, MSC, Maersk và Hamburg Sud.
Tuyến đường Đức-Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp-Việt Nam này chỉ xuất khẩu RTN từ một quốc gia từ EU. Vậy điều gì đang xảy ra ở các nơi khác? Các nỗ lực quan tâm của các tổ chức xã hội dân sự ở châu Á – Thái Bình Dương và phương Tây đã có hiệu quả trong việc vạch trần hành vi buôn bán chất thải nhựa bất hợp pháp và dẫn đến ô nhiễm ở các nước. Vai trò của các cơ quan thực thi và khu vực tư nhân, chẳng hạn như các công ty vận tải biển, đều quan trọng như nhau trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa của chúng ta.
* Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là một tổ chức kinh tế liên chính phủ bao gồm 38 quốc gia thành viên, hầu hết là các nền kinh tế có thu nhập cao với Chỉ số HDI cao.