Câu chuyện của Vi nhựa
Trong suốt sáu thập kỉ qua, chúng ta đã sản xuất 8.352 tỷ tấn nhựa, phần lớn nhựa thải loại được đưa vào các bãi chôn lấp hoặc vứt trực tiếp ra ngoài môi trường và trên thực tế chỉ có 9% lượng nhựa được tái chế.
Các con số thống kê cho biết có tới 12 triệu tấn nhựa thải ra đại dương của chúng ta vào mỗi năm, điều này tương ứng với mỗi phút có một xe rác. Rác thải nhựa trên đường phố cũng có thể đổ ra đại dương thông qua mạng lưới thoát nước hoặc sông ngòi. Theo ước tính, các con sông lớn trên thế giới mang ra biển 2,41 triệu tấn nhựa mỗi năm, tương ứng với 100.000 xe rác.
Các loại tổng hợp (polyme, vi nhựa hoặc chất dẻo) là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường toàn cầu. Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều bằng chứng về những hiện tượng “lục địa nhựa” trôi nổi ở một số đại dương, rùa ăn túi nilong, cá voi chết với bao tử đầy rác nhựa.
Vi nhựa (Microplastics) lần đầu tiên được phát hiện với số lượng lớn ở các đại dương trên thế giới vào năm 2004, điều đó cho thấy một điều rất rõ ràng: nhựa trong môi trường không mất đi, và không chỉ với nhựa, mà còn cả vi nhựa, và chúng ta đang đối phó với một vấn đề môi trường có quy mô toàn cầu và rất nghiêm trọng (Thompson và cộng sự, 2004)
Chúng ta đang đứng ở đâu khi nói đến vi nhựa?
Vi nhựa là một lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ với nhiều ẩn số. Khoa học, công nghiệp và chính trị đang phải đối mặt với những thách thức to lớn để nắm bắt tất cả sự phức tạp của hiện tượng và tìm ra các giải pháp hiệu quả chống lại sự tràn lan của vi nhựa.
Để hiểu hơn về thuật ngữ và lĩnh vực nghiên cứu của vi nhựa, chúng ta phải hướng sự chú ý vào cách chúng ta xử lý chất dẻo: từ sản xuất và sử dụng đến thải bỏ hoặc tái sử dụng. Ở đây chúng tôi đã tổng hợp một vài sự thật về tình hình hiện tại.
Có các định nghĩa khác nhau về vi nhựa và sự khác biệt với, ví dụ, nhựa nano. Tuy nhiên, trong khi đó, có sự đồng thuận rộng rãi rằng các mảnh nhựa nhỏ hơn 5 mm nên được gọi là vi nhựa.
Định nghĩa hiện tại của thuật ngữ vi nhựa như sau
Vi nhựa (Microplastics mô tả toàn bộ nhựa tổng hợp và các sản phẩm của chúng, có kích thước nhỏ hơn 5 mm và được thải trực tiếp vào môi trường hoặc được hình thành gián tiếp trong môi trường .
Phân loại vi nhựa và các ví dụ?
Vi nhựa sơ cấp loại A (Primary Microplastics Typ A): Danh mục này bao gồm các loại được thêm trực tiếp vào sản phẩm (VD: sản phẩm chăm sóc cá nhân, chất làm sạch, sơn,vv). Tỷ lệ này thường được thay thế bằng các polyme hòa tan trong nước (vi nhựa lỏng). Các sản phẩm sau đó thường được quảng cáo với phần chú thích “không chứa vi nhựa” hoặc “không có vi nhựa”.
Vi nhựa sơ cấp loại B (Primary Microplastics Typ B): bao gồm các hạt nhựa được tạo ra thông qua việc sử dụng các sản phẩm nhựa và được thải loại trực tiếp vào môi trường dưới dạng vi nhựa. Vi nhựa thứ cấp (Secondary Microplastics) bao gồm tất cả các hạt vi nhựa được hình thành trong môi trường do sự phân hủy chậm của các bộ phận lớn bằng nhựa, dạng mảnh, dạng sợi, dạng bọt xốp có kích thước nhỏ.
Điều gì đằng sau vi nhựa nguyên sinh và tái sinh?
Vi nhựa trong môi trường: con đường xâm nhập vào môi trường và tại sao vi nhựa lại trở thành một vấn đề môi trường toàn cầu?
Có hai con đường xâm nhập trực tiếp và gián tiếp. Con đường xâm nhập gián tiếp được tìm thấy khi các vật bằng nhựa bị phân hủy thành các thành phần ngày càng nhỏ hơn do bức xạ UV, quá trình oxy hóa hoặc các tác động cơ học khác. Cuối cùng, hàng triệu hạt vi nhựa được tạo ra trong hệ sinh thái của chúng ta (Theo Law et al., 2014 ). Tùy thuộc vào các thành phần riêng lẻ, chúng sẽ phân bố nhanh hay chậm trong nước, đất và không khí.
Vi nhựa cũng có thể xâm nhập trực tiếp vào môi trường thông qua sự mài mòn của lốp xe, sợi dệt tổng hợp rụng/rơi ra trong quá trình giặt quần áo, các sản phẩm chăm sóc như vỏ có chứa các hạt vi nhựa. Nước thải công nghiệp cũng là một trong những nguồn đầu vào chủ yếu ( Boucher và cộng sự, 2017 )
Lý do gần khu vực đông dân cư và việc quản lý chất thải chưa nghiêm ngặt dẫn đến mức độ ô nhiễm đặc biệt cao. Các nguồn đầu mối như nhà máy xử lý nước thải hay ngành công nghiệp nhựa cũng là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Hơn nữa, ô nhiễm vi nhựa chịu ảnh hưởng của các quá trình vận chuyển như gió, dòng nước, sự lên xuống của các dòng chảy và dòng chảy bề mặt do mưa.
Nhìn chung, các hệ sinh thái limnic* bị ô nhiễm nhựa nhiều hơn các hệ sinh thái biển, vì vi nhựa có thể phân bố rộng rãi hơn trong một khối lượng khổng lồ của các hệ sinh thái biển. Nhựa và vi nhựa tập hơn trong cái gọi là “các mảng rác” do các dòng hải lưu hội tụ.
Vi nhựa nguy hiểm như thế nào?
Đã có rất nhiều cuộc thảo luận và nghiên cứu sôi nổi về mức độ nguy hiểm của vi nhựa đôi với con người, động vật và môi trường. Nguyên do chủ yếu là kích thước nhỏ của vi nhựa (nhỏ hơn 5mm), vi nhựa gây ra mối đe dọa đối với động vật và môi trường, vì chúng có thể tiếp cận với nhiều sinh vật, xâm nhập vào cơ thể chúng, sau đó xâm nhập vào các sinh vật khác bằng con đường thức ăn. Ngoài ra, mỗi hạt vi nhựa có một thành phần riêng biệt do quá trình sản xuất, sử dụng và phân hủy trước đó. Các chất vi lượng cực kỳ có hại như dư lượng chất hóa dẻo, kim loại nặng, PFOS hoặc dược phẩm có thể bám vào vi nhựa. Điều này làm tăng nguy cơ thiệt hại vật chất và độc học đối với sinh vật và hệ sinh thái do vi nhựa gây ra ( Law et al., 2014 ).
Vi nhựa cũng được vận chuyển hoặc tích lũy trong chuỗi thức ăn. Chúng cũng xâm nhập vào cơ thể người ( FAO, 2016 ). Bản chất của hậu quả đối với sức khỏe con người và tác hại của điều này cuối cùng sẽ như thế nào hiện không thể lường trước được.
Làm thế nào để phát hiện ra vi nhựa?
Các phương pháp phát hiện vi nhựa cũng được thảo luận và nghiên cứu rất nhiều bời các đơn vị nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, không có phương pháp phân tích đơn giản, tiêu chuẩn hóa và nhanh nào có thể được sử dụng bên ngoài các phòng thí nghiệm trong môi trường nước thực và có thể phát hiện các vi nhựa trong các nền môi trường khác nhau một cách đáng tin cậy và có thể tái lập được. Do sử dụng các quy trình rất khác nhau, dữ liệu thu thập được cho đến nay rất khó so sánh và thường không có ý nghĩa nhiều. Đây là một trong những lý do chính tại sao vẫn không có giá trị giới hạn hoặc hướng dẫn chính trị để xử lý vi nhựa .
Việc xác định và định lượng ô nhiễm vi nhựa một cách hiệu quả là một thách thức lớn về mặt khoa học, vì khi kích thước của các hạt (nhựa nano) giảm đi, việc nhận biết và phát hiện chúng ngày càng khó khăn hơn. Các loại nhựa siêu nhỏ và nano chưa được phát hiện có thể dễ dàng dẫn đến sai lầm rằng chúng không tồn tại. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc vi nhựa không thể nhìn thấy không có nghĩa là chúng không còn tồn tại.