Phiên đàm phán thứ 3 lần này đã thu hút hơn 500 đề xuất từ các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và những nỗ lực mạnh mẽ để đạt được thỏa thuận kiểm soát nhựa và ô nhiễm nhựa vào cuối năm 2024.
Mặc dù đã đi được hơn nửa chặng đường đàm phán về Hiệp ước nhựa toàn cầu, nhưng tất cả các quốc gia vẫn đang cân nhắc về các lựa chọn nêu trong dự thảo văn kiện. Thụy Sĩ và Uruguay đề xuất mong muốn hạn chế các polyme và hóa chất có hại. Điều này đã nhận được sự ủng hộ từ hơn 100 quốc gia thành viên.
Một số đại biểu khác thì cho rằng “Các nhà sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn đã trì hoãn nỗ lực tiến tới kiểm soát nhựa và ô nhiễm nhựa một cách hiệu quả”. Canada, Kenya và Liên minh châu Âu nằm trong số những nước cho rằng cần hạn chế sản xuất nhựa, trong Nga, Ả Rập Saudi và các nước khác đang tìm cách nhấn mạnh vào việc tái chế.
Các đại biểu tập trung thảo luận về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Lựa chọn nâng cao tỷ lệ tái sử dụng, và tái chế cũng như kích thích thị trường thứ cấp hay linh hoạt trong việc thực hiện các chương trình EPR dựa trên chủ quyền, năng lực mỗi quốc gia hay hợp nhất cả hai phương án vẫn còn nhiều bàn luận. Có quốc gia lên tiếng ủng hộ việc không đưa tùy chọn về EPR, trong khi một quốc gia khác kêu gọi đưa điều này vào các quy định về quản lý chất thải. Cũng có ý kiến đề xuất áp dụng EPR để thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Các đại biểu thảo luận về các thuật ngữ liên quan đến “lượng khí thải” và “sự thải ra” sẽ liên quan như thế nào đến quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Một số quốc gia đề nghị tiến hành nghiên cứu khoa học chi tiết hơn về việc phát thải nhựa và kêu gọi tập trung điều khoản này vào việc phát thải và thải ra các viên, mảnh và bột nhựa từ quá trình sản xuất, lưu trữ, xử lý và vận chuyển. Những người khác chỉ ra rằng nên ưu tiên cách tiếp cận theo ngành để giải quyết các nguồn phát thải và phát thải polyme nhựa, nhựa, bao gồm cả vi nhựa và các sản phẩm nhựa trong suốt vòng đời của chúng. Nhiều quốc gia đề nghị đưa ngôn ngữ liên quan đến ngư cụ bị bỏ rơi, thất lạc hoặc vứt bỏ (ALDFG) vào điều khoản này.
Có một số đề nghị không nên sao chép các công cụ hiện có, chẳng hạn như Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Ý kiến khác cho rằng nhấn mạnh cần có phương tiện và công cụ thực hiện quản lý chất thải.
Một số quốc gia coi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là cơ chế duy nhất để thảo luận các vấn đề thương mại, buôn bán các hóa chất, polyme và sản phẩm được liệt kê cũng như chất thải nhựa. Một số lưu ý rằng các điều khoản thương mại trong ILBI có thể tác động tiêu cực đến các nước đang phát triển, bao gồm cả việc tạo ra các rào cản thương mại và những thách thức không cần thiết khác. Về vận chuyển xuyên biên giới của chất thải nhựa, nhiều đại biểu kêu gọi tránh trùng lặp với các quy định liên quan của Công ước Basel.
Liên quan đến ô nhiễm nhựa hiện nay, bao gồm cả môi trường biển, một số ý kiến đề nghị lưu ý đến việc thiếu các quy định ràng buộc về khắc phục và viện dẫn các trường hợp đặc biệt của SIDS, kêu gọi thiết lập khung pháp lý để giải quyết ô nhiễm nhựa xuyên biên giới, đặc biệt là ALDFG, phù hợp với Công ước Cartagena và MARPOL. Hệ thống kiến thức bản địa cũng được nhắc đến trong các phiên họp lần này.
Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính là điều tối quan trọng để tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi công bằng. Một số đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết phải có điều kiện làm việc phù hợp cho các tác nhân tham gia quản lý chất thải và chuỗi giá trị nhựa, đặc biệt là những người nhặt rác không chính thức trong quá trình chuyển đổi công bằng. Những người nhặt rác không chính thức cần được cập nhật trong các chính sách xã hội tương ứng của mỗi quốc gia, đồng thời xác định rằng việc quản lý rác thải thuộc thẩm quyền của chính quyền quốc gia và địa phương.
Liên quan đến tính minh bạch, theo dõi, giám sát và ghi nhãn, có ý kiến đề nghị xem xét kết quả tích cực của việc dán nhãn bao bì và nhấn mạnh rằng cần phải thu thập thông tin trong suốt vòng đời của nhựa. Có ý kiến khác cho rằng cần phải làm rõ liệu có nên đưa các tham chiếu các quy định quốc gia vào ILBI hay không và nếu có thì liệu điều này có phù hợp hơn với quy định về báo cáo tổng kết không.
Về sắp xếp thể chế, các nước nhất trí thành lập các loại cơ quan/ban trực thuộc để tham mưu cho các cơ quan quản lý, bao gồm: các vấn đề khoa học và kỹ thuật/công nghệ; theo dõi, rà soát và đánh giá; thực hiện và tuân thủ; và các vấn đề tài chính/kinh tế. Một số phái đoàn nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo tính toàn diện và công bằng của các cơ quan này, được hướng dẫn bởi sự đồng thuận, có sự quan tâm đúng mức đến sự cân bằng về địa lý và giới tính cũng như nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt (CBDR).
Nhiều ý kiến nhấn mạnh rằng cần thành lập ngay một số cơ quan trực thuộc để tiến hành công việc giữa kỳ, nhưng lại có ý kiến khác nhau về việc liệu tất cả có cần được thành lập đồng thời hay không. Về điểm này, có ý kiến lưu ý rằng mặt hạn chế về thời gian, nội dung khoa học và kỹ thuật có thể không đạt được tất cả các kết quả mong muốn trong giai đoạn giữa kỳ. Một số ý kiến nhấn mạnh tầm quan trọng về sự tham gia của nhiều bên liên quan trong việc cung cấp thông tin cho công việc của các cơ quan quản lý, chú ý đến vai trò của các tổ chức phi chính phủ, giới học thuật và ngành công nghiệp.
Về Báo cáo tổng hợp, một số quốc gia nhấn mạnh rằng các điều khoản này cần được đàm phán sau khi các nghĩa vụ cụ thể của điều ước đã được thống nhất. Hiệp ước có phụ lục hay không vẫn chưa được xác định tại INC3.
Các đại biểu cũng ủng hộ rộng rãi việc thành lập nhóm soạn thảo pháp lý ở giai đoạn sau của cuộc đàm phán để xác định các điều khoản cuối cùng, tham khảo quy trình được thông qua cho Công ước Minamata. Có đề nghị các điều khoản cuối cùng phải có được sự đồng thuận.
Các đại biểu yêu cầu Ban Thư ký biên soạn và ban hành “văn bản sửa đổi” trước ngày 31 tháng 12 năm 2023, để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán tại INC-4 tại Canada vào tháng 4 năm 2024.