Nhựa sinh học liệu có phải là giải pháp mà chúng ta đang chờ đợi?

Nhựa sinh học liệu có phải là giải pháp mà chúng ta đang chờ đợi?

Cuộc chiến chống lại thảm họa ô nhiễm nhựa đòi hỏi một cách tiếp cận rất rộng. Mặc dù chúng ta đã có những nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường khả năng tái chế, giảm thiểu tiêu thụ nhựa và tái sử dụng, quá trình phát triển tăng cường của nền kinh tế tuần hoàn vẫn chưa có thể theo kịp tốc độ tăng trưởng sản xuất nhựa.

Trong quá trình tìm kiếm các giải pháp hiệu quả hơn, liệu các sản phẩm thay thế có thể vẽ ra một tương lai tươi sáng hơn cho cộng đồng sống sống xanh? Các lựa chọn cho việc thay thế các sản phẩm làm từ nhựa (nhựa hóa thạch) bằng nhựa sinh học (bioplastic) cũng đã xuất hiện một thời gian, nhưng đến nay vẫn chưa lý giải được vì sao nhựa sinh học vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn nhựa hóa thạch.

Trên thực tế, nhựa sinh học là một giải pháp “không hề đơn giản”: 1) Nhựa sinh học có nhiều dạng: một số có thể phân hủy sinh học nhưng một số thì không; 2) Các câu hỏi xoay quanh việc tính bền vững của nhựa sinh học có thực sự hiệu quả. Vì vậy, đối mặt với những câu hỏi trên, nhựa sinh học vẫn khó có thể phát triển vượt bậc hơn trong nỗ lực để có một cuộc sống xanh hơn.

Sản xuất nhựa sinh học đang phát triển mạnh mẽ ở châu Á nhưng thị trường cần có những chiến lược cụ thể hơn. 

Hơn thế nữa, khi ngành công nghiệp nhựa sinh học đang phát triển ổn định trong những năm gần đây (Ước tính năng lực sản xuất toàn cầu khoảng 2.4 triệu tấn[1]), nhưng con số nhựa sinh học vẫn chỉ có thể thay thế một phần nhỏ trong số 367 triệu tấn nhựa được sản xuất hàng năm. Châu Á đại diện cho một trung tâm sản xuất lớn, với gần 50% tổng số nhựa sinh học hiện đang được sản xuất trong khu vực, một con số được dự đoán sẽ tăng lên 70% vào năm 2026.

Các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất chủ yếu được quản lý thông qua các cơ quan khu vực như Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế và CEN, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu. Tại các quốc gia Châu Á, đổi mới trong sản xuất thường được hỗ trợ như một phần trong kế hoạch giảm thiểu chất thải và quản lý chất dẻo của các quốc gia. Ví dụ: Quy tắc quản lý chất thải nhựa (Sửa đổi) của Ấn Độ được công bố vào tháng 2 năm 2022, xác định “nhựa có thể phân hủy sinh học” và cách thức áp dụng Trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) đối với vật liệu này. Mặc dù một số quốc gia đang nhận ra những cơ hội mà ngành công nghiệp mang lại, nhưng tiến bộ trong khu vực không có nghĩa là nhất quán và quan trọng là các quy định về quản lý và thải bỏ nhựa sinh học vẫn còn chưa kịp thời. 

Tính bền vững của nhựa sinh học

Việc tiếp tục đổi mới công nghệ sản xuất và các chính sách hỗ trợ là một dấu ấn quan trọng cho một tương lai bền vững của nhựa sinh học. Để tăng cường các nỗ lực, nhà sản xuất cần chú ý nhiều hơn đến các quy trình và nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình khai thác.

Nhựa sinh học có thể được sản xuất từ nhiều dạng nguyên liệu tái tạo như: dầu thực vật, tinh bột ngô, rơm, dăm gỗ, mùn cưa và thậm chí cả chất thải thực phẩm được tái chế. Một số loại có thể yêu cầu các nguyên liệu thô và quy trình sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên hơn, dẫn đến tác động của chúng tới môi trường có thể nghiêm trọng hơn.

Để tối đa hóa các điểm mạnh của nguyên liệu, chúng ta cần ưu tiên cho các nguyên liệu thô trong tương lai, những nguyên liệu có tác động đến vòng đời thấp hơn, như các thực phẩm thích hợp cho tiêu dùng; các cây phi lương thực; tảo; hay phụ phẩm nông nghiệp.

Trong tương lai, việc mở rộng sản xuất sinh học cần được đánh giá từ quan điểm bền vững, để có được bức tranh rõ ràng hơn về những rủi ro tiềm ẩn.

Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy cho người tiêu dùng

Do cách dùng từ của một số doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường, người tiêu dùng hiện đang có nhiều sự nhầm lẫn trong các khái niệm. Ví dụ như các thuật ngữ: dựa trên sinh học; có thể phân hủy sinh họccó thể phân hủy – các thuật ngữ này đôi khi được sử dụng với ý nghĩa tương đồng nhưng trên thực tế, chúng không hề giống nhau về định nghĩa.

Các sản phẩm được quảng cáo là có thể phân hủy sinh học – có thể bị những người tiêu dùng đưa vào các thùng ủ phân, chúng ta cần hiểu rằng khái niệm này chỉ nhằm để người tiêu dùng hiểu về việc không phải tất cả các loại nhựa sinh học đều phân hủy theo cùng một cách hay một thời gian.Trên thực tế, mức độ và tốc độ chúng có thể phân hủy phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, chẳng hạn như sự phổ biến của vi khuẩn và nhiệt độ. Thêm vào đó, mặc dù được bán trên thị trường như một giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng nhựa phân hủy OXO có thể phân hủy thành VI NHỰA và thực tế thì vi nhựa rất có hại khi bị rò rỉ ra môi trường. Với lĩnh vực này vẫn còn sơ khai và thông tin không sẵn có, các doanh nghiệp cần đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo họ luôn cập nhật các quy định và tiêu chuẩn ngành mới nhất để cung cấp các thông tin chính xác của  nhựa sinh học và giảm thiểu sự nhầm lẫn. Các nguồn thông tin với mã nguồn mở, chẳng hạn như Các khái niệm về tính tuần hoàn, một sáng kiến ​​của Mạng lưới ươm tạo và RRS Châu Á, cũng có thể giúp củng cố kiến ​​thức về các vấn đề, tài liệu, chính sách và công nghệ mới và đang nổi lên trong lĩnh vực này. Loạt bài này đề cập đến sự khác biệt giữa nhựa sinh học, có thể phân hủy sinh học và nhựa có thể phân hủy cũng như môi trường pháp lý và hướng dẫn tồn tại cho các công bố trên khắp thế giới.

Cần quan tâm đến vòng đời sử dụng của một sản phẩm nhựa

Các thương hiệu cần phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của họ trong toàn bộ vòng đời, bao gồm cả giai đoạn thải bỏ, để ngăn ngừa tác hại đến môi trường. Mặc dù phân hủy sinh học là một lợi thế, nhưng hầu hết các loại nhựa sinh học hiện nay đều cần các cơ sở làm phân trộn công nghiệp ở nhiệt độ cao để phân hủy hiệu quả và rất ít quốc gia có cơ sở hạ tầng cần thiết.

Nếu chỉ được chôn trong các bãi chôn lấp, những sản phẩm này có khả năng tạo ra khí mê-tan và gây ra những thiệt hại về môi trường hơn nữa. Thêm nữa, một số loại nhựa sinh học có nguy cơ gây ô nhiễm cho chuỗi cung ứng tái chế cơ khí. Việc áp dụng rộng rãi các sản phẩm này phải được thông tin, chẳng hạn như cung cấp hướng dẫn rõ ràng trên bao bì về môi trường thải bỏ cần thiết để sản phẩm phân hủy sinh học, để đảm bảo quản lý sau sử dụng đầy đủ. Nhựa sinh học có thể không phải là vị cứu tinh xanh sẽ thay đổi mô hình tiêu dùng có hại cho môi trường hiện nay, nhưng khi thế giới tìm kiếm các giải pháp thay thế đáng tin cậy cho nhựa, thì ngành này sẽ có nhiều đổi mới và tăng trưởng hơn. Hiệu quả của chúng cuối cùng sẽ phụ thuộc vào cách các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách có thể làm việc cùng nhau để hỗ trợ ngành và cho phép người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong suốt vòng đời. Hơn nữa, do tính phức tạp của chúng, nhựa sinh học phải được liên tục nghiên cứu và đánh giá, để đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài – cả về mặt thương mại và môi trường.

 

[1] European Bioplastics, nova-institute (2021); Plastics Europe

Nguồn: https://www.sustainableplastics.com/