Ocean Conservancy thừa nhận sai lầm về “giải pháp” đốt rác phát điện

Ocean Conservancy thừa nhận sai lầm về “giải pháp” đốt rác phát điện

“Chúng tôi biết rằng đây là lời xin lỗi muộn màng và chính sự muộn màng này gây ra sự thất vọng của nhiều người trong thời gian vừa qua. Đáng lẽ ra chúng tôi nên lắng nghe nhiều hơn và chúng tôi đã không làm như vậy, chúng tôi nên khiêm tốn hơn. Chúng tôi chân thành xin lỗi các bạn”

Đây là một trích đoạn ngắn trong thư xin lỗi được gửi từ tổ chức “Ocean Conservancy” – một tổ chức phi lợi nhuận thành lập vào năm 1972 có trụ sở tại Hoa Kỳ. Ocean Conservancy với sự phát triển công việc trên toàn thế giới để đảm bảo đại dương khỏe mạnh và đảm bảo sự đa dạng sinh thái của các loài động vật hoang dã cũng như cộng đồng sống phụ thuộc vào nó.

Vào năm 2015, Ocean Conservancy đã công bố báo cáo Stemming the Tide – đây là một báo cáo được xây dựng từ các chuyên gia tư vấn dựa trên các kết quả được công bố trên tạp chí Science. Báo cáo này tập trung vào việc giảm thiểu lượng nhựa đi vào đại dương và Ocean conservancy đã chỉ ra rằng họ đã điều tra và đưa việc đốt rác và biến chất thải thành năng lượng như một giải pháp được chấp nhận cho vấn đề khủng hoảng rác nhựa đại dương.

Mặc dù GAIA và các thành viên, bao gồm Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA), đã đưa ra rất nhiều kiến nghị về việc không chấp nhận đốt rác là một giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, GAIA và các thành viên đã không nhận được sự thay đổi từ Ocean Conservancy cùng nhóm chuyên gia. Họ cho rằng giải pháp đó là phương pháp tốt để giảm thiểu được lượng nhựa thải ra ngoài môi trường.

Environmental problems

Tuy nhiên, sau 7 năm, giờ đây Ocean Conservancy đã thừa nhận sự bảo thủ cũng như sai lầm của mình lúc bấy giờ. Họ nói rằng: “Chúng tôi đã thất bại trong việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của rác thải nhựa, tìm ra các ảnh hưởng của rác thải nhựa tới cộng đồng – những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ô nhiễm nhựa. Chúng tôi đã không xem xét làm thế nào những công này có thể hỗ trợ những nhu cầu sản xuất nhựa và chính vì vậy nó cản trợ quá trình thay đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Hơn nữa, do việc tập trung quá hẹp vào một khu vực trên thế giới (Đông và Đông Nam Á), chúng tôi đã tạo ra một câu chuyện không chân thực về việc AI là người cần phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa đại dương – đây là một sự phủ nhận vai trò của các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ. Sự thực là những nước phát triển này đóng một vai trò rất lớn trong việc sản xuất và vận chuyển nhựa tới các nước kém phát triển”

Ocean Conservancy đã gửi thư xin lỗi tới tất cả các thành viên đóng góp ý kiến cho bản báo cáo năm 2015 và đồng thời Ocean Conservancy cũng đã xóa tất cả thông tin liên quan đến báo cáo Stemming the tide trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ocean Conservancy cũng nhấn mạnh rằng việc đốt/thiêu hủy là trái ngược với những nỗ lực giảm sản xuất nhựa nguyên sinh và định hướng của mô hình kinh tế tuần hoàn. Họ cũng cam kết về những tầm nhìn hoạt động của tổ chức vì một đại dương khỏe mạnh hơn.

Sự phản hồi của #BREAKFREEFROMPLASTIC 

Sau khi nhận được thư xin lỗi từ Ocean Conservancy, Froilan Grate – Giám đốc khu vực của Liên minh toàn cầu về Giải pháp thay thế lò đối (GAIA) – Châu Á Thái Bình Dương nhận xét: “Báo cáo của Ocean Conservancy không chỉ gây tổn hại cho 5 quốc gia – bị đổ lỗi về ô nhiễm nhựa, mà còn khiến Chính phủ và công chúng hiểu nhầm trong nhiều năm rằng đốt rác thải nhựa là một giải pháp được chấp nhận trong tình hình đó.”

Đồng thời, Giám đốc nhấn mạnh “Lời xin lỗi là dịp để lắng nghe tiếng nói và mối quan tâm của các cộng đồng và các nhóm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, những người đã bị tác động bởi kết quả của báo cáo này, và vấn đề này rất cá nhân đối với họ. Đây là thời điểm để phần còn lại của thế giới lắng nghe và làm theo sự dẫn dắt của họ”

Khi được công bố, báo cáo của OC là công cụ gây ra tình trạng rác thải nhựa ở 5 quốc gia châu Á (Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan), hoàn toàn không quan tâm đến vai trò của các quốc gia ở miền Bắc toàn cầu đối với việc sản xuất quá nhiều nhựa và chất thải nhựa xuất khẩu sang các nước đang phát triển dưới chiêu bài “thương mại”. Báo cáo cũng thúc đẩy đốt rác như một “giải pháp” cho vấn đề ô nhiễm nhựa, lôi kéo các chính phủ áp dụng phương pháp đốt rác, khiến công dân của họ gặp rủi ro về sức khỏe, và cho phép sản xuất nhựa tiếp tục với huyền thoại rằng chúng ta có thể đơn giản đốt cháy vấn đề ô nhiễm nhựa của mình.

Sau khi nhận được lời xin lỗi, một số nhóm bị ảnh hưởng đang tham gia vào quá trình sửa chữa và chuyển đổi công lý với OC để xác định các cách giảm thiểu tác hại gây ra. Hiện tại, GAIA, cùng với các thành viên và đồng minh của phong trào #breakfreefromplastic, đang dẫn đầu một loạt các cuộc trò chuyện với Ocean Conservancy để xác định con đường phía trước.

Grate cho biết thêm, 

“Chúng tôi đang thực hiện bước đầu tiên cùng OC hướng tới việc khôi phục công lý rất cần thiết cho các cộng đồng bị ảnh hưởng ở châu Á. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả của quá trình này sẽ được chữa lành và sẽ sửa chữa một số tác hại đã gây ra, đồng thời cam kết giữ cho cộng đồng của chúng tôi tham gia vào các bước tiếp theo của cuộc trò chuyện này và được thông báo khi có kết quả cụ thể từ quá trình này. “

Tìm đọc thêm tại:

  1. https://oceanconservancy.org/trash-free-seas/take-deep-dive/stemming-the-tide/

2. https://www.no-burn.org/gaia-bffp-respond-to-oc-apology/