Rác nhựa được tái chế chưa đến 10%, chúng ta cần có giải pháp nào khác?

Rác nhựa được tái chế chưa đến 10%, chúng ta cần có giải pháp nào khác?

Thực tế cho thấy rằng chúng ta đã tạo ra 7 tỷ tấn rác thải nhựa trong chưa đầy một thế kỷ và chưa đến 10% trong số đó được tái chế.

Ở Úc, con số này không khả quan hơn, 13% nhựa được tái chế và hàng trăm tấn chất thải nhựa bị rò rỉ ra môi trường biển mỗi năm.

Với sự thất bại của công ty tái chế nhựa mềm REDcycle, đã có khá nhiều câu hỏi được đặt ra về hệ thống tái chế lớn hơn. Liệu những hệ thống đó có hoạt động được như kế hoạch đề ra không?

Tiến sĩ Anya Phelan, một nhà nghiên cứu về mô hình kinh tế tuần hoàn và tính bền vững của doanh nghiệp, cho biết: “Có rất nhiều vấn đề với khái niệm tái chế. Phần lớn họ đưa ra khái niệm này để tạo sự an tâm khi chúng ta phân loại và đưa rác vào ô “tái chế”. Trên thực tế thì hệ thống được thiết lập để quản lý một tỷ lệ nhỏ và chỉ tái chế một số loại nhựa nhất định”

Năm 2018, khi công ty sụp đổ, Trung Quốc đã thực hiện một chương trình, gọi là “Chiến dịch quốc gia cấm nhập khẩu chất thải”. Điều này xuất phát từ việc 80% nhựa mà họ xuất khẩu đều là nhựa giá trị thấp.

Bản chất nhựa không phải là xấu. Nhựa có tính chất cứng, bền và rất hữu ích trong một số tình huống nhất định. Nhưng, một nửa số sản phẩm nhựa được sản xuất ngày nay là loại nhựa “dùng một lần”(Single-Use-Plastic). Điều này đồng nghĩa với việc, chúng sẽ được thải ra bãi chôn lấp sau khi sử dụng, hoặc chỉ “thỉnh thoảng” được tái chế. Những rác nhựa đó sẽ tồn đọng lại tại đại dương, có đến 130.000 tấn nhựa bị rò rỉ ra sông và đại dương mỗi năm (Úc).

Nhựa được làm từ dầu mỏ, có đến 4.500 triệu tấn dầu mỗi năm và 350 triệu tấn được sử dụng để sản xuất nhựa.

Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào chúng ta khắc phục được cuộc khủng hoảng quy mô về rác thải nhựa ở Thái Bình Dương???

Phelan – người đã dành sự nghiệp của mình trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh bền vững, cho biết: Các giải pháp cần mang tính chất tổng thể. Cô ấy cho rằng các tập đoàn lớn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra những thay đổi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ có thể tạo nên một cuộc cách mạng. Ví dụ; Các sáng kiến có thể là bán sản phẩm với số lượng lớn trong một thùng chứa tái sử dụng. Doanh nghiệp có thể phát minh ra các bao bì bền vững hơn hoặc cam kết thu gom và tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý các sản phẩm của chính họ. Sau đó áp dụng vào các nhãn hàng lớn, điều này sẽ hiệu quả hơn.

Thông qua các luật và ưu đãi mới, các chính phủ có thể thúc đẩy làn sóng của các doanh nghiệp này, dù lớn hay nhỏ, theo định hướng bền vững hơn.

Phelan nhận định: Đây là lúc chính phủ cần khuyến khích trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Hệ thống này đặt trách nhiệm của các công ty về trách nhiệm của chính nhãn hàng với sản phẩm của mình khi hết hạn sử dụng. Đây có thể là trách nhiệm về tài chính (còn gọi là “thuế”) hoặc vất chất, nghĩa là công ty cần giám sát việc tái chế hoặc xử lý những bao bì của doanh nghiệp.

Hệ thống này chuyển trách nhiệm từ chính quyền địa phương sang các nhà sản xuất sản phẩm. Nó cũng tạo động lực đáng kể cho các công ty sử dụng ít hơn, tái sử dụng hoặc tìm ra những phương án mới để tái chế sản phẩm.

Ở châu Âu, họ đã áp dụng với tất cả các loại chất thải khác nhau, bao gồm chất thải điện tử, lốp xe, pin, các thiết bị khác.

Phelan gợi ý rằng chúng ta càng chọn những lựa chọn dễ dàng hơn thì công ty sẽ càng cần ít thời gian hơn để thiết kế lại sản phẩm, kiểm tra các mô hình kinh doanh cốt lõi hoặc tìm ra những cách thức mới để có định hướng tốt hơn.

Cách duy nhất để thực sự giải quyết vấn đề này là giảm thiểu sử dụng nhựa ngay từ đầu.

Thay đổi từ một mặt hàng sử dụng một lần sang một mặt hàng khác không phải lúc nào cũng là lựa chọn thân thiện với môi trường nhất . Tuy nhiên, Mars Bars có thể khiến nhiều công ty ngừng sử dụng các vật liệu nhiều lớp. Hãy nghĩ ví dụ về một thùng chứa Pringles. Một hộp được làm bằng bìa cứng lót giấy bạc, có nắp kim loại ở đáy và nắp nhựa ở trên. Hỗn hợp vật liệu này làm cho ống không thể tái chế.

Các công ty lớn có những lý do quan trọng để muốn tiếp tục con đường sử dụng một lần. Nó rẻ hơn, dễ dàng hơn và không có hậu quả nào đối với việc tiếp tục mô hình tạo, sử dụng, loại bỏ. Tuy nhiên, có những lựa chọn thay thế.  

Ví dụ, Zero Co là một công ty khởi nghiệp gửi cho khách hàng các sản phẩm tẩy rửa đựng trong túi nhựa mềm có thể tái sử dụng. Sau khi các túi này được làm trống, chúng có thể được trả lại cho Zero Co để giặt và tái sử dụng chúng.

Với sự ủng hộ của cử tri, chính phủ Úc đang bắt đầu thúc đẩy việc chấm dứt đồ nhựa sử dụng một lần, nhưng kết quả cho đến nay vẫn chưa thống nhất.

Ví dụ, một nghiên cứu về lệnh cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần ở ACT cho thấy lượng tiêu thụ nhựa đã giảm, nhưng chỉ ở một mức độ tương đối nhỏ. Túi sử dụng một lần đã giảm đáng kể, nhưng các loại túi nhựa khác – như túi dày hơn, ‘có thể tái sử dụng’ – đã lấp đầy vị trí của chúng.

Liên minh Châu Âu có các tiêu chuẩn và luật pháp dành cho các nhà sản xuất để tạo ra loại nhựa đơn giản hơn, có thể tái chế dễ dàng hơn. Điều này làm cho các chương trình hoàn tiền đặt cọc công-te-nơ trở nên hiệu quả hơn.

Việc ghi nhãn rõ ràng trên bao bì ( được sử dụng tự nguyện ở Úc ) cũng đảm bảo rằng các mặt hàng sẽ được bỏ vào đúng thùng và ít tái chế ‘giá trị còn lại thấp’ hơn.

Gần đây, Úc đã tham gia cùng hơn 30 quốc gia trong ‘Liên minh có tham vọng cao nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa’ . Nhóm này hy vọng sẽ có được một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý trong Hội đồng Môi trường của Liên hợp quốc vào năm tới. Phelan nói: “Tôi nghĩ rằng có những cam kết đầy tham vọng đang được thực hiện nhưng các khuôn khổ pháp lý và ý chí chính trị vẫn còn phải xem xét.