Nghiên cứu được công bố trên ACS Environmental Science & Technology Water cho thấy, giặt quần áo bằng tay làm giảm ô nhiễm vi nhựa và thân thiện với môi trường hơn, so với việc giặt bằng máy.
Nghiên cứu cho thấy vi nhựa (các hạt nhựa nhỏ hoặc sợi có đường kính nhỏ hơn 5mm) bị trôi ra khi quần áo được giặt bằng máy. Các hạt vi nhựa này sẽ trôi theo con đường nước thải và tồn đọng lại ở môi trường.
Năm ngoái, một báo cáo về hàng dệt may bền vững từ Viện phát triển bền vững Monash đã ghi nhận 35% ô nhiễm đại dương đến từ việc giặt giũ.
Tuy nhiên việc giặt tay, hiện vẫn đang phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, chỉ nhận được ít sự quan tâm.
Để tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã làm sạch các mẫu vải có kích thước 15*15cm, hai loại được lựa chọn là dệt kim 100% polyester và hỗn hơn 95% polyester, 5% spandex. Họ đã sử dụng các phương pháp khác nhau để giặt bằng tay trong chậu thép không gỉ và giặt bằng máy giặt cửa trên. Nước giặt và nước xả đã được thu thập, sấy khô và chụp ảnh.
Khi giặt bằng tay, trung bình vải polyester thải ra 1.853 mảnh vi nhựa. Con số này ít hơn nhiều so với 23.723 hạt vi nhựa được thải ra khi giặt cùng một loại vải bằng máy giặt.
Kích thước của vi nhựa khi giặt tay trinh bình dài hơn (258μm) so với giặt máy (155 μm). Một micromet (μm) tương đương với 0,001 milimét.
Khi thêm nước giặt, ngâm và sử dụng bàn giặt làm tăng lượng vi nhựa thải ra trong quá trình giặt tay, thì lượng vi nhựa này vẫn ít hơn so với việc giặt máy.
Nghiên cứu cho thấy việc giải phóng các sợi vi nhựa giảm qua các chu kỳ giặt tuần tự đối với cả giặt máy và giặt tay. Ngược lại, việc thay đổi nhiệt độ, loại chất tẩy rửa, thời gian rửa và lượng nước rửa tay ít ảnh hưởng đến ô nhiễm.