Khi nghe tới ô nhiễm nhựa, chúng ta thường hình dung tới hình ảnh của những chú chim với đầy rác nhựa trong bụng hoặc những con rùa với ống hút nhựa ở mũi. Tuy nhiên, đó là những hình ảnh bề nổi mà chúng ta thấy bằng mắt thường, trên thực tế, sự nguy hiểm từ vấn đề ô nhiễm nhựa mà chúng ta không thể nhìn thấy mới thực sự gây ra hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe động vật và con người.
Vi nhựa, các loại hạt nhựa nhỏ tồn tại nhiều loại mỹ phẩm, phát thải ra ngoài môi trường nước khi các vật liệu nhựa có kích thước lớn như quần áo hoặc lưới đánh cá bị phân hủy. Hiện nay, vi nhựa phổ biến trong đại dương và đã được tìm thấy trong cá và các loài động vật có vỏ, bao gồm cả những loại hải sản được dùng làm thực phẩm cho con người.
Theo các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã làm một số nghiên cứu về cách thức lây lan của mầm bệnh trong nước để hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa vi nhựa và tác nhân gây bệnh khi cùng được thải ra ngoài cùng một môi trường nước. Theo kết quả của nghiên cứu gần đây đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports, nghiên cứu cho thấy rằng mầm bệnh từ đất liền có thể đi đến bãi biển trên các mảnh nhựa siêu nhỏ, tạo ra một phương thức lây truyền mới để vi trùng tập trung dọc theo bờ biển và di chuyển đến khu vực sâu hơn.
Điều tra về mối liên quan giữa nhựa và các mầm bệnh
Chúng tôi tập trung vào ba loại ký sinh trùng gây ô nhiễm phổ biến trong nước biển và hải sản: Động vật nguyên sinh đơn bào Toxoplasma gondii – Toxo, Cryptosporidium – Crypto và Giardia. Ba loại kí sinh trùng này kết thúc quá trình di chuyển của mình tại đường nước thải (phân) của động vật bị nhiễm bệnh, đôi khi là con người và làm ô nhiễm môi trường.
Crypto và Giardia gây ra bệnh đường tiêu hóa có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ và những người bị suy giảm miễn dịch. Toxo có thể gây nhiễm trùng ở người và thậm chí có thể gây tử vong ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém. Những nhiễm trùng này phát hiện ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai hoặc dẫn đến hậu quả mù lòa và ảnh hưởng thần kinh ở thai nhi. Toxo cũng có thể lây nhiễm sang nhiều loại động vật hoang dã biển và giết chết các loài có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm: rái cá phía nam, cá heo Héc tơ và hải cẩu Hawaii.
Để xác thực việc những kí sinh trùng này có thể bám vào bề mặt nhựa hay không, trước tiên, các nhà nghiên cứu đã đặt các hạt và sợi vi nhựa vào cốc nước biển trong phòng thí nghiệm với khoảng thời gian là 2 tuần. Đây là một bước rất quan trọng để giúp cho sự hình thành màng sinh học – một màng dính của vi khuẩnvà các chất dạng gel phủ lên nhựa khi chúng được đưa vào môi trường nước ngọt hoặc nước biển. Các nhà nghiên cứu cũng gọi lớp màng dính này là “eco – corona”. Sau đó, họ thêm các kí sinh trùng vào các chai thử nghiệm và đếm xem có bao nhiêu kí sinh trùng bị mắc kẹt trên vi nhựa hoặc trôi nổi trong nước biển theo chu kì 7 ngày
Các nhà khoa học tìm ra rằng đã có một số lượng đáng kể ký sinh trùng đã báo vào vi nhựa và số lượng của chúng tăng lên theo thời gian. Vì vậy, rất nhiều kí sinh trùng đã liên kết với các màng sinh học, nhựa có số kí sinh trùng nhiều hơn nước biển từ hai đến ba lần.
Điều đáng ngạc nhiên rằng các sợi nhựa nhỏ (thường bị phân hủy từ quần áo và lưới đánh cá) chưa nhiều kí sinh trùng hơn so với các loại hạt nhựa (thường thấy trong mỹ phẩm). Đây là một phát hiện rất quan trọng vì vi sợi là loại vi nhựa phổ biến nhất trong nước biển, trên các bãi biển và thậm chí là hải sản.
Nhựa có thể thay đổi con đường lây truyền bệnh từ đại dương
Khác với các kí sinh trùng thông thường được tìm thấy trong nước biển, các kí sinh trùng mà nhóm nghiên cứu quan sát, có nguồn gốc từ vật chủ hoặc động vật trên cạn. Sự xuất hiện của chúng trong môi trường biển hoàn toàn là do ô nhiễm chất thải (phân) ra biển. Và nghiên cứu này có thấy rằng vi nhựa có thể trở thành hệ thống vận chuyển cho những kí sinh trùng mang mầm bệnh.
Những kí sinh trùng này không thể tái sinh trong môi trường nước biển, tuy nhiên khi đưa chất dẻo như nhựa vào môi trường biển, hành động này cơ bản có thể làm thay đổi con đường mà kí sinh trùng di chuyển trong nước biển. Các nhà nghiên cứu tin rằng các vi nhựa nổi dọc theo bề mặt có khả năng di chuyển một khoảng cách khá xa, lây lan mầm bệnh ra xa nơi khởi đầu và đưa chúng tới những địa điểm mà chúng không thể tiếp cận được.
Mặt khác, nhựa khi chìm sẽ tập trung kí sinh trùng xuống đáy biển, đây là nơi sinh sống của các loài động vật như nghêu, trai, sò, bào ngư và các động vật có vỏ khác. Lớp màng sinh học đó có thể ngụy trang lớp nhựa tổng hợp trong môi trường nước biển, và động vật dưới đáy thường ăn các chất hữu cơ chết, chúng có thể vô tình ăn phải những mảnh nhựa đó. Các thí nghiệm trong tương lai gần sẽ kiểm chứng xem số hàu sống được đặt trong bể có và không có nhựa, có sự khác biệt về số lượng kí sinh trùng gây bệnh hay không.
Vấn đề Một sức khỏe
Một sức khỏe là cách tiếp cận dành cho các nghiên cứu, chính sách trong lĩnh vực Y tế và Thú y, nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa sức khỏe động vật, con người và môi trường. Mặc dù chúng ta có thể thấy ô nhiễm nhựa chỉ ảnh hưởng đến các loại động vật trong đại dương, nhưng trên thực tế thì ô nhiễm nhựa cũng có thể gây ra hậu quả đối tới sức khỏe con người.
Dự án được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia đa ngành, bao các nhà khoa học nghiên cứu vi nhựa và kí sinh trùng; các nhà nghiên cứu sinh học động vật có vỏ và nha dịch tễ học. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các lĩnh vực sức khỏe con người, động vật và môi trường để giải quyết vấn đề đầy thách thức gây ảnh hưởng đến môi trường biển.
Nguồn: The Conversation