INC-3 có đạt được mục tiêu ban đầu về Hiệp định toàn cầu về nhựa?

INC-3 có đạt được mục tiêu ban đầu về Hiệp định toàn cầu về nhựa?

Phiên đàm phán thứ 3 của Ủy ban đàm phán Liên chính phủ (INC3) về Thỏa thuận Toàn cầu nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa đã kết thúc ngày 19/11/2023 tại trụ ở của Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc tại Nairobi Kenya. Phiên này đã phần nào đạt được mục tiêu ban đầu của phiên đàm phán là xem xét và sửa đổi bản dự thảo số không, tuy nhiên các quốc gia thành viên chưa đạt được những thỏa thuận về những nhiệm vụ liên kì trước INC-4.

“Theo quan điểm của một số quốc gia thành viên thì Ủy ban cần phải xem xét và nhìn nhận các kết quả của nghiên cứu khoa học, bao gồm các nghiên cứu về giới hạn của hành tinh và theo đó cần các hành động tương ứng nhằm giảm sản xuất nhựa ít nhất 75% vào năm 2050” –  Bà Quách Thị Xuân, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Môi Trường Thái Bình Dương tại Việt Nam chia sẻ.

Nhắc lại về mục tiêu đảm bảo có một hiệp định mạnh mẽ để chấm dứt ô nhiễm nhựa, Bà Xuân cho biết: “Thành công của INC-3 là đã đề ra nhiều biện pháp để giải quyết ô nhiễm nhựa theo các giai đoạn của quy trình sản xuất nhựa. Tuy nhiên, thách thức ở việc cần đảm bảo các bên đàm phán đưa ra được các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ cho các vấn đề quan trọng như hóa chất và nhựa cóvấn đề. Điều này rất cần thiết nhằm đảm bảo vấn đề này không bị làm loãng hoặc bỏ qua trong vòng đám phán tiếp theo

Năm 2023, Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương đã công bố một báo cáo kêu gọi giảm ít nhất 75% sản phẩm nhựa cho đến năm 2050. Ô nhiễm nhựa là một cuộc khủng hoàng toàn cầu về môi trường, sức khỏe con người và khí hậu. Mức độ ô nhiễm nhựa trên toàn cầu đã tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua, tạo ra các đảo nhựa trên đại dương, thậm chí nhựa còn tồn tại trong thức ăn và nước uống của chúng ta (dưới dạng vi nhựa).

Các quốc gia thành viên vẫn còn cơ hội để có một Hiệp định nhựa toàn cầu mạnh mẽ vào năm 2024, chúng ta vẫn còn 2 phiên đàm phán nữa để đạt được mục tiêu này.

Các nhiệm vụ liên kỳ giữa các phiên đàm phán đóng một vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo lượng thông tin cần thiết để đưa ra con số, bằng chứng khoa học chi tiết mà chúng ta không thể thực hiện trong quá trình diễn ra phiên đàm phán. Kristen McDonald – Giám đốc cấp cao Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương nhấn mạnh.